Thanh toán lệ phí đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện thông qua những phương thức nào?
Phương thức thanh toán lệ phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 5k Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT như sau:
Phương thức thanh toán lệ phí đăng ký hộ kinh doanh
1. Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh ở cấp huyện hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh không được hoàn trả cho hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh không được cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Việc giải quyết các lỗi giao dịch phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng dịch vụ công quốc gia.”.
...
Theo đó, lệ phí đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện thông qua những phương thức sau đây:
- Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh ở cấp huyện hoặc;
- Chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc;
- Sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Lưu ý:
- Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh không được hoàn trả cho hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh không được cấp đăng ký hộ kinh doanh.
- Việc giải quyết các lỗi giao dịch phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh qua mạng được quy định tại khoản 3 Điều 5e Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT như sau:
Đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử
1. Đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trả giấy biên nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có thẩm quyền trả giấy biên nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh qua mạng cho người nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
Lưu ý:
- Đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh qua mạng phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
(2) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
(3) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
Cá nhân chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Cá nhân, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.